Cảnh giác với các trường đại học giả mạo khi đi du học Mỹ
Các chương trình học của các đại học thường không bao giờ bắt bạn phải trả toàn bộ tiền học phí trước khi đăng ký học, học phí có thể được đóng cho từng học kỳ (semester), sau khi đã được nhận vào trường.
1
Cách thức hoạt động của trường
Khi bạn nhận được một email, hoặc nhìn thấy một bài viết từ một người bạn trên phương tiện truyền thông xã hội về một trường đại học, về sự tuyệt vời và những cơ sở hạ tầng hiện đại, tân tiến cũng như trường đó đang cung cấp các chương trình học mà rất nhiều sinh viên quốc tế đang tìm kiếm; bạn tìm hiểu các yêu cầu đầu vào thì thấy rất đơn giản… Trước khi bạn kịp nhận ra có điều gì bất ổn thì tiền đã được gửi đi với hy vọng rằng giấc mơ đại học trở thành sự thật.
Luôn có khả các khả năng xảy ra như tiền của bạn biến mất và các trường đại học đó cũng biến mất khỏi Internet, hoặc tệ hơn, khi các bạn du học sinh đã bước chân tới Mỹ mới phát hiện ra rằng ở đó không có trường đại học, không có nơi để sống và không có chương trình học nào cả.
Bạn có thể đã được cấp thị thực để sang Mỹ, nhưng trong những tình huống thế này bạn đang có nguy cơ bị trục xuất và cấm đến Mỹ trong 5 năm. Hãy cảnh giác khi nhận được những thông tin quá dễ dãi, quá tuyệt vời hay quá đơn giản để đăng ký học từ Internet hay các trung tâm tư vấn.
Du học Mỹ – Cảnh giác với các trường đại học giả mạo
2
Thực tế
Ngành công nghiệp điện ảnh ở Mỹ không còn quá xa lạ về việc đảo lộn các quy tắc để tạo ra một bộ phim bom tấn. Với những bộ phim như “Accepted” (chấp nhận – cũng đã được làm lại ở Ấn Độ) nói về sinh viên Mỹ bị trục xuất khỏi các trường đại học đã tự tạo ra những trường đại học của riêng mình để theo học. Có thể chỉ là một bộ phim giải trí trên màn hình nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng nếu một số du học sinh cố gắng thực hiện điều này trong thế giới thực.
Janice Jacobs, thư ký trợ lý lãnh sự Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh “một trường đại học giả mạo có trụ sở tại California” đã thực hiện các chương trình học vào mùa xuân năm ngoái và đã nhận ghi danh của hơn 1.500 sinh viên Ấn Độ và kích hoạt chấp nhận visa của họ đến Mỹ mặc dù trên thực tế họ không học ở đó hay thậm chí không sống gần đó.
“Trong năm 2011, các lãnh sự của Chính phủ Mỹ đã cung cấp 910.000 visa cho các chương trình trao đổi sinh viên và du học dưới dạng đào tạo thực tế… và hơn 81% người nộp đơn trong những hạng mục nói trên đã nhận được thị thực, nhiều người trong số họ thậm chí đã nhận được visa trong vòng một vài ngày”.
3
Bạn nên tìm hiểu những gì?
Có rất nhiều thông tin bạn có thể chứng thực tường đại học đó có phải thật không như:
– Các chương trình học của các đại học thường không bao giờ bắt bạn phải trả toàn bộ tiền học phí trước khi đăng ký học, học phí có thể được đóng cho từng học kỳ (semester), sau khi đã được nhận vào trường.
– Địa chỉ của trường Cao đẳng hoặc Đại học không bao giờ có số hộp bưu thư (PO – Post office box). Và bạn nhất định có thể dễ dàng tìm thấy địa chỉ cụ thể của trường trên trang web của họ.
Chắc chắn các trường đại học và cao đẳng phải có chứng nhận của bộ giáo dục Mỹ. Bạn có thể kiểm tra với EducationUSA để xác nhận nếu bạn có bất cứ nghi ngờ gì.
– So sánh các với các trường đại học trên cùng địa bàn hay trường đại học có uy tín để xem xét về các khóa học, thời gian học xem có quá ngắn hơn so với bình thường không, hay về chi phí học, bạn nên đặt câu hỏi nếu nó quá rẻ (quá rẻ so với mức chi phí trung bình trên toàn quốc).
– Sinh viên quốc tế sẽ được yêu cầu cung cấp kết quả kỳ thi speaking (Kỹ năng nói) tiếng Anh, và hồ sơ học tập trước đây của bạn, nếu các trường đại học hoặc cao đẳng không yêu cầu thông tin này, hãy kiểm tra với EducationUSA để được cảnh báo những tình huống có thể là lừa đảo.
Leave a Reply